top of page
Writer's pictureBirdy

SEO: IMC là gì? Áp dụng IMC như thế nào để thành công?

Updated: Jun 30, 2023

Đây là một bài SEO web do mình thực hiện tại bePOS với vai trò content writer.


IMC là một chiến lược Marketing tích hợp được sử dụng rộng rãi trong nhiều doanh nghiệp vào khoảng thời gian gần đây. Vậy áp dụng IMC như thế nào? Các công cụ IMC điển hình là gì? Nếu bạn vẫn chưa thực sự hiểu rõ những khái niệm này thì hãy để bePOS giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết này nhé!

IMC là gì?

IMC là cụm từ viết tắt của Integrated Marketing Communication nghĩa là hoạt động truyền thông Marketing tích hợp. Đây là những hoạt động Marketing truyền thông có tính liên kết chặt chẽ hướng tới mục tiêu truyền tải thông điệp về một sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu, doanh nghiệp nào đó tới với người tiêu dùng.

Ngoài ra, IMC còn được hiểu với những khái niệm như sau:

- Theo Armstrong và Philip Kotler: IMC là tập hợp các hoạt động truyền thông mang tính phối hợp, gắn bó chặt chẽ với mục tiêu truyền tải thông điệp về một tổ chức, sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng một cách rõ ràng, nhất quán và thuyết phục nhất.

- Theo ANA – Hiệp hội các nhà quảng cáo Mỹ: IMC là sự hoạch định truyền thông, mục đích là xác định giá trị gia tăng của một kế hoạch tổng hợp. Từ đó đưa ra đánh giá về vai trò, chiến lược của các thành phần khác trong truyền thông như Quảng cáo, PR, Khuyến mại,… nhằm tạo sự kết hợp truyền thông rõ ràng, hiệu quả.

Đối với các doanh nghiệp, mục tiêu của IMC là gì?

Đối với các doanh nghiệp, mục tiêu của IMC là công cụ truyền thông, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng bằng cách sử dụng những nội dung, hình ảnh thu hút, bắt mắt và mang một thông điệp nhất quán.

Phương thức Marketing tích hợp này không chỉ mang lại hiệu quả truyền thông cao mà còn giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh với đối thủ trên thị trường. Việc tạo ra một thông điệp nhất quán từ logo, tiêu đề, những nội dung liền mạch sẽ xây dựng được lòng tin của thương hiệu đối với khách hàng.

Đối tượng của các chiến dịch IMC Marketing

Mỗi một chiến lược sẽ có một đối tượng hướng đến khác nhau. Vậy đối tượng của IMC là gì? Nếu muốn thực hiện được kế hoạch thật tốt, bạn cần nắm bắt được đối tượng mà IMC Marketing hướng tới, cụ thể:

  • Đối tượng khách hàng tiềm năng: Đây là tệp khách hàng được doanh nghiệp kỳ vọng sẽ mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình trong thời gian tương lai. Trong mọi giai đoạn kinh doanh, các doanh nghiệp luôn cố gắng vẽ ra đối tượng này cho mình một cách chính xác nhất để tiết kiệm khoản chi phí tiếp cận sau này và tăng tỷ lệ chuyển đổi thành người sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

  • Đối tượng khách hàng trung thành: Đây là nhóm đối tượng mà doanh nghiệp không thể bỏ qua. Bởi khi khách hàng đã có khoảng thời gian dài gắn bó với doanh nghiệp, có sự yêu thích và thường xuyên sử mua hàng, bạn sẽ không cần tốn nhiều chi phí để tiếp cận họ. Hơn nữa, những khách hàng này còn có thể là người mang đến cho doanh nghiệp nguồn khách hàng mới thông qua việc giới thiệu người thân, bạn bè.

  • Đối tượng khách hàng cũ: Đây là tệp khách hàng đã từng sử dụng qua sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu nhưng sau đó chuyển sang sử dụng nhóm hàng tương tự của đối thủ. Việc bạn cần làm là thuyết phục họ trở lại với thương hiệu của mình và trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp.

  • Đối tượng cổ đông của doanh nghiệp: Cổ đông là những người có đóng góp vốn một cách hợp pháp của công ty cổ phần, họ có quyền được biết và tham gia vào những chiến dịch IMC. Từ đó, họ sẽ có được quyết định về việc tiếp tục đầu tư hay rút bớt vốn sở hữu.

  • Chính phủ: Với các doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu công khai, chính phủ đóng vai trò trong quy định của công ty. Khi có một chiến dịch truyền thông, chính phủ sẽ giúp doanh nghiệp trong khả năng cho phép.

Các công cụ IMC phổ biến nhất

Có 5 công cụ chính thường được sử dụng để triển khai chiến lược IMC. Thông thường những công cụ IMC sẽ được kết hợp với nhau để tạo ra chiến dịch tốt nhất. Tham khảo thêm dưới đây:

1. Thực hiện Marketing trực tiếp

Marketing trực tiếp là một công cụ IMC điển hình. Cách làm này giúp truyền tải trực tiếp thông tin, nội dung đến các đối tượng truyền thông. Thông thường, việc quảng cáo và PR được các doanh nghiệp sử dụng với mục tiêu tạo ra nhận thức cho người dùng. Sau đó, doanh nghiệp sẽ sử dụng những ưu đãi, khuyến mại để thu hút, kích thích hành động của khách hàng đưa ra quyết định mua.

2. Thu hút khách bằng chương trình khuyến mãi

Một trong những công cụ tác động nhiều tới quyết định mua hàng của người tiêu dùng chính là khuyến mãi. Với công cụ này, khách hàng và nhà phân phối sẽ thấy sản phẩm, dịch vụ mà mình sắp mua sẽ có giá trị nhiều hơn so với chi phí mình cần phải bỏ ra.

3. Truyền thông quảng cáo

Các doanh nghiệp có thể sử dụng các phương tiện truyền thông có tính phí để đưa thông tin tới khách hàng. Mức chi phí cho hình thức này sẽ phụ thuộc vào kênh truyền thông doanh nghiệp lựa chọn. Để được quảng cáo trên các kênh truyền thông, doanh nghiệp buộc phải tuân thủ những quy định kênh yêu cầu. Vậy nên sẽ có nhiều khó khăn cho doanh nghiệp khi sử dụng hình thức này.

4. Hình thức bán hàng cá nhân

Bán hàng cá nhân là hình thức mà doanh nghiệp cử nhân viên của mình đi liên hệ trực tiếp với khách hàng. Từ đó, đưa ra những sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp và thuyết phục khách hàng mua hàng ngay khi có thể.

5. Quan hệ công chúng

Quan hệ công chúng là công cụ tạo ra cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng với mục đích khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp. Những sự kiện như tài trợ, từ thiện, họp báo,… sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được hình ảnh thương hiệu. Ngoài ra, sự góp mặt của những người nổi tiếng cũng sẽ củng cố thêm hình ảnh thương hiệu đối với người tiêu dùng.

Top chiến dịch IMC của Coca-Cola hay nhất

Coca-Cola là một thương hiệu nổi tiếng và có sự ra mắt trên thị trường từ rất lâu năm. Đây cũng là một trong những thương hiệu áp dụng IMC Marketing rất tốt. Cùng điểm qua một vài chiến dịch IMC của Coca-Cola dưới đây:

  • Share a Coke: Một chiến dịch truyền thông ra mắt năm 2011. Nhờ chiến dịch này, Coca-Cola đã tăng doanh số bán hàng của mình lên 7%, tăng lượt hiển thị tại những phương tiện truyền thông lên hơn 18 triệu lượt.

  • Love Story: Chiến lược đưa đến thông điệp tái chế các bao bì nhựa của hãng. Đây là một trong những vấn đề mà cả thế giới đều đang rất quan tâm.

  • Taste the Feeling: Chiến dịch này thu hút người tiêu dùng bởi sự tham gia của nhiều tổ chức quốc tế. Coca-Cola tung ra thị trường truyền thông với 10 quảng cáo truyền hình, quảng cáo in ấn, quảng cáo kỹ thuật số, quảng cáo ngoài trời, dịch vụ giao hàng và các sáng kiến dành cho người tiêu dùng.

IMC Marketing là một trong những chiến lược được nhiều doanh nghiệp áp dụng và mang lại thành công trong việc thu hút khách hàng cũng như tăng doanh thu. Hy vọng rằng với bài viết trên và IMC plan mẫu của Coca-Cola bạn đã hiểu hơn về khái niệm cũng như mục tiêu của IMC là gì và những vấn đề xoay quanh chiến lược IMC và áp dụng thành công với doanh nghiệp của mình nhé!

FAQ

1. Ưu – Nhược điểm của IMC là gì?

Việc nắm rõ ưu nhược điểm của một mô hình sẽ giúp bạn thực hiện các chiến lược thuận lợi và có tỷ lệ thành công cao hơn. Dưới đây là những điểm mạnh và hạn chế của IMC mà bạn cần biết:

- Ưu điểm của IMC:

  • Giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đạt được hiệu quả cao.

  • Khả năng xuất hiện và tiếp cận tới khách hàng cao.

  • Cải thiện, phát triển mối quan hệ với khách hàng

  • Tạo dựng được niềm tin bền vững đối với khách hàng.

  • Thay đổi nhận thức về thương hiệu đối với khách hàng.

- Nhược điểm của IMC:

  • Dễ xảy ra bất đồng giữa các bộ phận với nhau.

  • Ý tưởng truyền thông bị hạn chế.

  • Khối lượng thông tin lớn nên sẽ bị quá tải.

  • Không phải bất kì doanh nghiệp nào cũng có thể sử dụng IMC.

  • Khó khăn khi thực hiện đo lường ROI.

2. Quy trình lập kế hoạch truyền thông IMC diễn ra như thế nào?

Có 6 bước để thực hiện kế hoạch truyền thông IMC như sau:

  • Bước 1: Xác định mục tiêu của chiến dịch thật cụ thể.

  • Bước 2: Nghiên cứu và phác thảo chân dung khách hàng tiềm năng.

  • Bước 3: Nghiên cứu, phân tích Customer Insight.

  • Bước 4: Đưa ra những ý tưởng cốt lõi cho chiến dịch.

  • Bước 5: Triển khai ý tưởng theo kế hoạch truyền thông IMC.

  • Bước 6: Đánh giá hiệu quả kế hoạch IMC.


4 views

Comments


bottom of page